Me rừng - dược thảo quý cho con người
Bất ngờ với tác dụng của loại quả khai như nước tiểu
Tăng cường sinh lý nam bằng việt quất và rượu vang
3 loại quả giúp phòng ngừa bệnh trĩ
Hết khốn khổ vì đau họng, khản giọng, mất tiếng
Quả me rừng (tiếng Anh: Amla, Indian Gooseberry) hay còn gọi là quả mắc kham, me mận, chùm ruột núi hoặc lý gai Ấn Độ được sinh trường phổ biến tại vùng núi phía Bắc Việt Nam (Cao Bằng, Lạng Sơn), Ấn Độ, Nê Pan và một số nước châu Á khác.
Quả me rừng có dáng hình cầu, màu xanh vàng nhạt, vỏ nhẵn và cứng, trong ruột có 6 múi.
Me rừng chín vào mùa Thu, ban đầu ăn có vị chua, hơi đắng, khi nuốt xong đầu lưỡi có vị hơi ngọt
Me rừng có 80% là nước, ngoài ra là các protein, khoáng chất, carbohydrates và chất xơ. Me rừng chứa nhiều vitamin và chất khoáng, có thể kể tới như: Vitamin C, B, calci, phospho , sắt, carotene... và nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ khác.
Trong hệ thống y học Ayurveda của Ấn Độ, me rừng được sử dụng để trị liệu bệnh tự nhiên không cần dùng thuốc. Theo Đông y, quả me rừng có vị chua ngọt, lợi tiểu, hạ nhiệt, tiêu viêm hiệu quả.
Nhìn chung, công dụng của quả me rừng trong chữa bệnh cho con người có thể kể tới như sau:
Chăm sóc tóc
Ăn me rừng tươi hoặc bóp nát quả rồi massage nó lên da đầu giúp thúc đẩy tóc mọc nhanh, tăng cường độ chắc của chân tóc, duy trì màu và cải thiện độ bóng của tóc. Ở Ấn Độ, dầu me rừng rất phổ biến trong việc làm giảm nguy cơ rụng tóc và hói đầu. Đó là do hàm lượng carotene trong me rừng rất cao, cũng như hàm lượng sắt và khả năng chống oxy hóa nói chung mà nó mang lại. Tổng hòa của các yếu tố đó giúp giảm rụng tóc bằng cách ngăn cản các gốc tự do gây tổn hại nang tóc hoặc ảnh hưởng đến nội tiết tố có thể gây rụng tóc sớm.
Chăm sóc mắt
Vitamin A và carotene trong quả me rừng có thể giúp giảm thoái hóa điểm vàng, bệnh quáng gà và tăng cường tầm nhìn của bạn trước sự thoái hóa do tuổi tác và ảnh hưởng từ các gốc tự do.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nên uống nước ép me rừng với mật ong để cải thiện thị lực
Giúp cơ thể hấp thụ calci
Cơ thể con người hấp thụ calci tốt nhất rất cần đến sự có mặt của các loại vitamin đi kèm theo như vitamin D và vitamin C. Me rừng rất giàu vitamin C nên ăn chúng cũng có thể giúp cơ thể hấp thụ calci tốt.
Ngăn chuột rút trong kỳ kinh nguyệt
Một số khoáng chất và vitamin trong me rừng kết hợp với nhau giúp ngăn ngừa đau bụng kinh và chuột rút hiệu quả. Vì vậy, nếu thường xuyên gặp khó chịu trong kỳ kinh, hãy ăn vài quả me rừng mỗi ngày.
Hỗ trợ đái tháo đường
Me rừng chứa crom và có lợi cho người bị đái tháo đường. Crom cần cho sự chuyển hoá các glucid và lipid. Riêng đối với insulin, crom tạo thuận lợi cho insulin liên kết với cơ quan thụ cảm của nó, do đó giúp cho sự đồng hoá đường glucose của các tế bào, tạo sự điều tiết tỷ lệ insulin trong máu, làm tăng tính nhạy cảm của các mô đối với insulin, bình thường và ổn định glycemic (tỷ lệ đường trong máu).
Thúc đẩy tiêu hóa
Me rừng có hàm lượng chất xơ cao giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón, tiêu chảy hay kiết lỵ. Chất xơ cũng kích thích tiết dịch dạ dày và tiêu hóa, do đó thức ăn được tiêu hóa một cách hiệu quả, chất dinh dưỡng được hấp thu một cách tối ưu, nhờ đó giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn.
Me rừng được ví như “thuốc nhuận tràng tự nhiên” giúp cơ thể thải độc, bảo vệ dạ dày, ngăn chướng bụng, ợ nóng…
Bệnh tim
Crom trong me rừng giúp giảm sự tích tụ cholesterol dư thừa, từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, hoặc tích tụ mảng bám trong mạch và động mạch. Điều này có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim. Hàm lượng sắt cao trong me rừng cũng thúc đẩy việc tạo ra các tế bào máu đỏ mới, giúp lưu thông máu tăng, tối đa hóa sự tăng trưởng và tái sinh của các mô, trong khi vẫn giữ các mạch máu và động mạch sạch sẽ.
Ngoài những công dụng trên, me rừng còn được sử dụng như một phương thuốc để hạ sốt, hỗ trợ điều trị rối loạn gan, khó tiêu, thiếu máu, các vấn đề tiết niệu, hô hấp khó khăn, lợi tiểu, chống nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa da, cải thiện sự thèm ăn đồng thời giúp tăng cân lành mạnh…
Bình luận của bạn